TIN MỚI
Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu cao su về Việt Nam trong tháng 5 đạt 135.348 tấn với trị giá đạt hơn 214 triệu USD, tăng 27,7% về lượng và tăng 26% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế 5 tháng đầu năm sản lượng nhập khẩu cao su đạt 638.548 tấn với trị giá hơn 946 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.484 USD/tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, cao su về Việt Nam có nguồn gốc lớn nhất từ Campuchia với 248.955 tấn trong 5 tháng đầu năm, trị giá đạt hơn 290 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 0,12% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Giá nhập khẩu ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 16%, đạt 1.115 USD/tấn.
Đứng thứ 2 trong số các nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với 76.415 tấn, trị giá đạt hơn 145 triệu USD, tăng mạnh 44% về cả lượng lẫn trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu đạt 1.901 USD/tấn, tăng nhẹ 0,5% so với cùng kỳ.
Hàn Quốc là nhà cung cấp cao su lớn thứ 3 của Việt Nam với 69.942 tấn, trị giá đạt hơn 118 triệu USD, tăng 35% về lượng và tăng 26% về trị giá so với 5T/2023. Giá nhập khẩu đạt 1.699 USD/tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều xuất khẩu, nước ta thu về hơn 859 triệu USD với sản lượng đạt 572.284 tấn, giảm 2,4% về lượng nhưng tăng 6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,5% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước.
Trong tháng 5, giá cao su ghi nhận mức tăng mạnh bởi lo ngại về nguồn cung trên toàn thế giới. Sản lượng tại Thái Lan và Trung Quốc bắt đầu bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, sản lượng đã bắt đầu tăng tại các vùng sản xuất cao su ở phía Đông Bắc Thái Lan và Việt Nam. Việt Nam cũng là nước đứng thứ ba về cung cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 11,7% tổng lượng cao su thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan 33,2% và Indonesia 27,2%. Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á.
Nước ta là nhà xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 4 thế giới tính đến năm 2022. Theo Statsta
Đối với ngành cao su của Campuchia, quốc gia này đã thu được 121 triệu USD từ xuất khẩu các mặt hàng cao su trong tháng đầu năm 2024, tăng 123,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu thương mại mới nhất của Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu (GDCE) trực thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia.
Dữ liệu chỉ ra rằng xu hướng tăng xuất khẩu cao su của Campuchia bắt đầu từ nửa cuối năm 2022, tiếp tục trong cả năm ngoái và kéo dài đến tháng 1 năm nay.
Năm 2023, xuất khẩu cao su và các sản phẩm từ cao su Campuchia đạt 919 triệu USD, tăng trưởng 69,6% so với năm trước. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).