Câu chuyện về một đám cưới ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) vừa qua khiến cộng đồng mạng xôn xao, trang Sohu đăng tải.
Sau nhiều năm yêu nhau, cô gái và chàng trai quyết định kết hôn. Chú rể rất cố gắng làm việc để có tiền làm đám cưới hoành tráng. Ngày cưới, nhà trai mở tiệc linh đình. Rất nhiều quan khách đến dự. Ai cũng mong cặp đôi thuận buồm xuôi gió, hạnh phúc viên mãn.
Hàng xe cưới của nhà trai chạy dài chứng tỏ đám cưới được chú rể chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Chú rể tay cầm hoa, mở cửa rất lịch sự để đón cô dâu của mình. Thế nhưng, cô dâu vẫn cứ ngồi trên xe, không phản ứng cũng không có ý định xuống xe. Chú rể vô cùng khó hiểu, nhẹ nhàng hỏi cô dâu đã xảy ra chuyện gì.
Nhưng cô bạn thân ngồi bên cạnh cô dâu lại lên tiếng trước: "Đừng xuống xe. Hôm nay là ngày trọng đại của bạn thân tôi, tôi muốn nói vài lời. Bạn thân của tôi không thể chấp nhận đám cưới dễ dàng như vậy được. Gia đình anh phải thể hiện sự chân thành của mình. Anh phải đưa thêm cho cô ấy 200 nghìn tệ (hơn 600 triệu đồng). Nếu không, cô ấy sẽ không xuống xe".
Nghe đến đây, chú rể tưởng họ đang nói đùa. Bởi chuyện sính lễ cả hai bên gia đình đã thương lượng trước và có sự thống nhất. Làm sao cô dâu có thể thay đổi vào phút chót?
Nghe lời bạn thân khuyên, cô dâu nhất quyết không xuống xe hoa để đòi thêm sính lễ.
Nhưng thấy cô dâu im lặng. Chú rể hiểu trên đường đi cô bạn thân đã nói gì với vợ sắp cưới của mình. Và có lẽ mọi chuyện cô ta nói là thật. Dù vậy, anh vẫn giữ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc và nhắc cô dâu xuống xe nhanh chóng vì quan khách đang đợi.
Anh còn nghĩ, chỉ cần cô dâu chịu xuống xe thì dù chuyện vừa rồi có là sự thật, anh cũng bỏ qua. Bởi cô bạn thân không phải là nhân vật chính. Những lời cô ta nói anh sẽ không bận tâm. Nhưng điều ngạc nhiên là, cô dâu vẫn ngồi yên, không chút động tĩnh. Chú rể thấy vậy vẫn kiên trì động viên cô dâu vì nhận thấy bầu không khí bắt đầu căng thẳng.
Lúc này, cô bạn thân ngồi bên cạnh lại lên tiếng: "Anh phải đưa thêm 200 nghìn tệ cô ấy mới xuống xe". Những người họ hàng bên cạnh cũng khuyên cô dâu nhanh chóng xuống xe nhưng không ngờ cô lại hết lớn: "Đừng động vào tôi".
Thái độ của cô dâu khiến chú rể tức giận, liền hỏi câu dứt khoát: "Em có xuống xe không?". Cô không thay đổi thái độ, nói với chú rể: "Anh không nghe thấy bạn thân em nói à? Nếu hôm nay anh không đưa thêm 200 nghìn tệ, em sẽ không xuống xe".
Nghe xong, chú rể tức giận ném hoa cưới rồi nói với cô dâu: "Vậy cô có thể cưới chính mình", rồi bỏ đi.
Nhiều thanh niên Trung Quốc chia tay vì chuyện sính lễChính quyền địa phương hy vọng mọi người sẽ từ bỏ những phong tục lạc hậu và góp phần "bắt đầu một xu hướng văn minh mới".
Khi Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng dân số ngày càng giảm, đây được xem là một nỗ lực cố gắng thúc đẩy tỷ lệ hôn nhân vốn đang suy giảm. Các khoản sính lễ, thường do nhà trai chi trả, được cho là trung bình 20.000 USD ở một số tỉnh - khiến hôn nhân ngày càng trở nên đắt đỏ.
Dư luận xã hội khi mô tả vấn đề gia tăng các khoản sính lễ, thường mô tả những phụ nữ đòi sính lễ lớn là tham lam.
Giá cô dâu quá cao là vấn đề gây tranh cãi lớn ở Trung Quốc. Ảnh: China Today.
Vụ cô dâu và chú rể tương lai chia tay do không thống nhất được khoản sính lễ 300.000 nhân dân tệ (45.000 USD) cho nhà gái đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng.
Theo tờ China Daily, chú rể tương lai ở tỉnh Cam Túc cho biết, số tiền sính lễ mà cha mẹ cô dâu yêu cầu quá cao đã "buộc" cặp đôi phải chia tay.
Thông tin này đã làm dấy lên mối lo ngại của những cư dân mạng đang nghĩ đến việc kết hôn. Nhiều bình luận để lại dưới bài đăng, trong đó phổ biến nhất là câu nói tốt nhất là không nên kết hôn.
Tiền thách cưới là một phần trong truyền thống hôn nhân tại Trung Quốc. Sính lễ được coi là quan trọng, thể hiện vị thế của cả hai bên gia đình và có thể được liệt kê một cách rất cụ thể.
Giá sính lễ ngày càng cao được cho xuất phát từ chênh lệch nam nữ lớn tại đất nước tỷ dân. Trước tình trạng nhà gái thách cưới quá cao, ngày càng nhiều đàn ông Trung Quốc chật vật tìm cách cưới vợ, thậm chí phải từ bỏ mơ ước lập gia đình.
Theo cuộc khảo sát trực tuyến của một trang web mai mối Trung Quốc, gần 80% đàn ông độc thân coi tiền thách cưới cao là không thể chấp nhận được.
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chỉ thị nhằm cải cách truyền thống đám cưới và khuyến khích chi tiêu tiết kiệm hơn cho tiệc cưới trong những năm gần đây. Song bất chấp những nỗ lực này, giá cô dâu vẫn tiếp tục tăng, thường tiêu tốn hàng trăm nghìn nhân dân tệ.