Một con sói cổ đại được bảo tồn đáng kinh ngạc với hàm răng còn nguyên vẹn đã được phát hiện từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia sau 44.000 năm

Theo đó, con sói có bộ lông, xương và thậm chí cả nội tạng cũng như răng được bảo quản một cách đáng kinh ngạc. Nó đã được chuyển đến Phòng thí nghiệm Bảo tàng Mammoth của Đại học Liên bang Đông Bắc ở Yakutsk để khám nghiệm “t.ử t.hi”.

Con sói được người dân địa phương phát hiện vào năm 2021 trong vùng băng vĩnh cửu ở độ sâu khoảng 40m cạnh sông Tirekhtyakh. Các chuyên gia cho biết, đây là con sói già nhất được biết đến đã trải qua cuộc khám nghiệm và dạ dày của nó vẫn… còn nguyên.

Cuộc khám nghiệm t.ử t.hi đã được tiến hành và các chuyên gia xác nhận là một con sói đực trưởng thành

“Dạ dày của con sói vẫn được cách ly, không bị ô nhiễm. Kết quả của việc mổ xẻ, chúng tôi hy vọng sẽ có được một mặt cắt ngang tức thời của quần thể sinh vật thuộc thời kỳ Pleistocene cổ đại”, Tiến sĩ Albert Protopopov, người đứng đầu Phòng nghiên cứu động vật voi ma mút của Viện Khoa học Yakutia cho biết.

Nó là một loài săn mồi năng động và to lớn. Chúng tôi có cơ hội tìm hiểu xem nó ăn gì. Thêm vào đó, dạ dày của nó chứa phần còn lại của những gì con mồi đã tiêu thụ”, Tiến sĩ Albert Protopopov nói tiếp.

Tiến sĩ Maxim Cheprasov, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Bảo tàng Mammoth nói rằng: “Chúng tôi đã nhổ một chiếc răng hàm nhỏ để xác định t.uổi sinh học của con sói. Tuy nhiên, dựa trên độ mòn của răng và sự phát triển của mào dọc, chúng ta có thể nói rằng đây là một con đực trưởng thành”.

Lớp băng vĩnh cửu là lớp đóng băng vĩnh viễn bên dưới bề mặt Trái đất được tìm thấy ở các vùng Bắc Cực như Alaska, Siberia và Canada. Nó thường bao gồm đất, sỏi và cát liên kết với nhau bằng băng và được phân loại là mặt đất có nhiệt độ duy trì dưới 0°C trong ít nhất 2 năm. Những tàn tích cổ xưa được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu là một trong những di tích hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy vì băng ngăn chặn chất hữu cơ p.hân h.ủy.

Người ta ước tính có 1.500 tỷ tấn carbon được lưu trữ trong lớp băng vĩnh cửu của thế giới – nhiều hơn gấp đôi lượng được tìm thấy trong khí quyển. Carbon tồn tại dưới dạng thảm thực vật cổ xưa và đất vẫn bị đóng băng trong nhiều thiên niên kỷ. Nếu sự nóng lên toàn cầu làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu của thế giới, nó có thể giải phóng hàng nghìn tấn carbon dioxide và metan vào khí quyển.

Bên cạnh đó, Giáo sư Artemy Goncharov, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Genomics và Proteomics tại Viện Y học Thực nghiệm cho rằng những nghiên cứu như vậy có thể mang lại nhiều lợi ích thời hiện đại. Ông nói: “Chúng tôi thấy rằng vi khuẩn sống có thể tồn tại trong những phát hiện về động vật hóa thạch trong nhiều thiên niên kỷ, đóng vai trò là nhân chứng cho thời cổ đại đó.

Con sói được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu ở độ sâu khoảng 40m bên sông Tirekhtyakh

“Chúng tôi hy vọng những kết quả tốt sẽ cho phép chúng tôi hiểu sâu hơn về các cộng đồng vi sinh vật cổ đại như thế nào, chúng thực hiện chức năng gì và vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm được thể hiện trong cấu trúc của chúng ra sao. Có thể sẽ tìm thấy các vi sinh vật có thể ứng dụng trong y học và công nghệ sinh học với tư cách là nhà sản xuất đầy hứa hẹn các hoạt chất sinh học. Vì vậy, nghiên cứu này có ảnh hưởng đặc biệt đến tương lai”. Giáo sư Artemy Goncharov nhấn mạnh.