1. Không dạy con sống có trách nhiệm

Một chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ từng khuyên các bậc cha mẹ rằng: “Khi bạn có trách nhiệm với ai thì bạn sẽ yêu thương người ấy. Có trách nhiệm với chính mình, bạn sẽ biết yêu quý bản thân. Một đứa trẻ có trách nhiệm với cha mẹ sẽ gắn bó và yêu thương cha mẹ mình”.

Cha mẹ đừng nên chỉ yêu thương con một chiều, đừng nghĩ rằng mình hi sinh, làm tất cả vì con thì con sẽ hiểu được và đối xử với mình tử tế. Chính suy nghĩ sai lầm này đã đẩy cha mẹ rơi vào tình cảnh tuổi già cô độc, con cái thờ ơ, lạnh nhạt.

Trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ cần phải thấu hiểu được nguyên lý về trách nhiệm, gắn bó và yêu thương. (Ảnh minh họa)

Những bậc cha mẹ thông thái sẽ biết cách dạy con sống có trách nhiệm từ nhỏ. Đầu tiên, họ sẽ dạy con sống tự lập, khuyến khích con tự vệ sinh thân thể, ăn uống, thu dọn đồ chơi, dọn dẹp phòng ngủ, bàn học…

Bên cạnh đó, tạo điều kiện để con phụ giúp các công việc nhà, nhờ con giúp những công việc vừa với sức của mình. Nếu con làm chưa tốt, hãy chỉ ra giúp con và động viên con cố gắng.

Những đứa trẻ sống có trách nhiệm với gia đình, khi trưởng thành sẽ là những người con hiếu thuận, biết quan tâm và chăm sóc cha mẹ.

2. Yêu thương con bằng vật chất

Trẻ nhỏ thường có xu hướng dành tình cảm nhiều hơn cho những người gần gũi, nuông chiều chúng. Ví dụ như, nếu cha hay mua đồ chơi cho con, chở con đi chơi thì đứa trẻ sẽ coi cha là nhất. Thế nhưng, khi con mắc sai lầm, cha mẹ đừng dùng đồ chơi hay các điều kiện vật chất để chứng minh tình yêu của mình.

Nguyên nhân bởi, trẻ sẽ mặc định rằng, cha mẹ phải sắm cái này, mua cái kia cho mình thì mới là yêu mình. Dần dần, trẻ sẽ “được voi đòi tiên”, mức độ yêu cầu, đòi hỏi tăng cao. Khi cha mẹ không thể đáp ứng, trẻ sẽ cho rằng cha mẹ không yêu thương mình, nảy sinh tâm lý oán giận.

Nuôi con không phải để mong con trả hiếu, nhưng điều cốt lõi cha mẹ cần nhớ khi giáo dục con cái đó là để con mình trở thành người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, là người có ích cho xã hội.