Bao Thanh Thiên - Bao Công là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa. Sử sách ghi rằng Bao Công tên thật là Bao Chửng, tên chữ là Hy Nhân (999-1062), quê ở Hợp Phì, Lưu Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Cha của Bao Công là Bao Nghi cũng từng làm quan và được truy phong là Hình bộ thị lang. Năm 1027, Bao Công đậu tiến sĩ rồi được cử làm Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc).
Trong các câu chuyện dân gian, phim ảnh, sân khấu, người ta thường khắc họa thời niếu thiếu khó khăn của Bao Chửng. Tuy nhiên, ông là con nhà gia giáo, cha làm quan. Thời điểm cha mất, ông đã được ban chức Tri huyện nhưng xin hoãn nhậm chức để báo hiếu cha mẹ già. Quãng thời gian này kéo dài tới 10 năm. Sau khi cha mẹ qua đời, Bao Công thủ tang đầy đủ theo lễ chế thời bấy giờ rồi mới quay lại quan trường.
Câu chuyện ly miêu tráo thái tử gắn với Bao Thanh Thiên
Ly miêu tráo thái tử là một vụ án khá nổi tiếng liên quan đến Bao Thanh Thiên được kể lại trong các câu chuyện, sân khấu và phim ảnh.
Trong truyền thuyết dân gian, ly miêu tráo thái tử là một kỳ án được Bao Thanh Thiên làm sáng tỏ. Câu chuyện này là một đoạn chương hồi trong Thất hiệp ngũ nghĩa do tác giả Thanh Ngọc Côn đời nhà Thanh sáng tác về Bao Chủng.
Theo đó, vào thời vua Tống Chân Tông, Lý Thần phi và Lưu Hoàng hậu mang thai cùng một thời điểm.
Lúc hai người hạ sinh, Lưu Hoàng hậu sinh ra một công chúa nhưng đứa trẻ không may yểu mệnh. Lý Thần phi sinh ra một hoàng tử. Lưu Hoàng hậu sợ địa vị bị lung lay nên sai một hoạn quan tráo con của Lý Thần phi thành một con ly miêu. Sau đó, họ vu khống cho Lý Thần phi sinh ra quái thai.
Chính vì sự việc này, Lý Thần phi bị đuổi khỏi hoàng cung và lưu lạc chốn dân gian. Con trai bà trong cung được phong làm Thái tử kế vị, tức là Tống Nhân Tông sau này.
Sau nhiều năm lưu lạc, đến gần cuối đời, Lý Thần phi gặp được Bao Công. Lúc này, bà xin vị quan nổi tiếng thanh liên minh oan cho mình.
Bao Công dùng tài trí, sự thẳng thắn của mình tìm được chân tướng sự việc giúp Lý thị được đón trở về cung và tôn lên làm Thái hậu. Lưu thái hậu khi biết sự việc bị phát giác đã sợ hãi mà tự vẫn.
Đó là phần được kể trong truyện. Trên thực tế, câu chuyện thực tế xảy ra như thế nào?
Sự thật về Tống Nhân Tông và chuyên ly miêu tráo thái tử
Chân dung Tống Nhân Tông được người đời sau phục dựng.
Theo sử sách, câu chuyên liên quan đến Tống Nhân Tông có liên quan đến Lưu Hoàng hậu và Lý Thần phi cũng như sự tráo đổi thân phận của Hoàng đế nhưng không hề liên quan đến chuyện ly miêu hay quái thai yêu nghiệt.
Tống Nhân Tông - Triệu Trinh (1022-1063) là hoàng thử thứ 6 của Hoàng đế Tống Chân Tông. Lưu Hoàng hậu không phải mẹ đẻ của Tông Nhân Tông. Ngài là con của một thị nữ họ Lý vốn là người ở bên cạnh Lưu Hoàng hậu.
Thị nữ họ Lý sau khi được Tống Chân Tông thị tẩm liền mang thai và sinh ra một hoàng tử, được đặt tên là Triệu Trinh. Ngay khi chào đời, Triệu Trinh đã được Lưu Hoàng hậu nhận làm con trai. Hoàng hậu cũng giao cho Dương Thục phi - một phi thần thân thiết của bà nuôi dưỡng Triệu Trinh.
Do đó, Triệu Trinh dù là con của thị nữ nhưng sau đó lại trở thành con trai trưởng của Lưu Hoàng hậu.
Về phần thị nữ họ Lý, sau này bà được phong làm Chiêu nghi nhưng không được tham dự vào việc nuôi hoàng tử Triệu Trinh. Bản thân Lý Chiêu nghi biết thân phận và sức lực của mình không thể chống lại Hoàng hậu và để con trai trở thành con của Hoàng hậu cũng là lựa chọn tốt nhất cho tương lai của đứa trẻ nên bà an phận thủ thường, không bao giờ nhắc đến chuyện mình là mẹ ruột của Triệu Trinh.
Các đại thần thời đó đều biết sự thật về thân thế của Triệu Trinh nhưng không ai tiết lộ về điều này. Vì vậy, bản thân hoàng tử chỉ nghĩ mình là con của Lưu Hoàng hậu.
Sau khi Tống Chân Tông băng hà, Triệu Trinh với tư cách là con trưởng của Lưu Hoàng hậu trở thành người kế vị. Ngài lên ngôi và lấy hiệu là Tống Nhân Tông. Lưu Hoàng hậu trở thành Lưu Thái hậu. Khi lên ngôi, nhà vua vẫn còn nhỏ tuổi nên Thái hậu được buông rèm nhiếp chính.
Chuyện Tống Nhân Tông không phải con đẻ của Thái hậu bị cấm nhắc đến nên bản thân nhà vua không hề biết đến sự thật về mẹ đẻ của mình.
Lý Chiêu Nghi trở bệnh nặng vào Tống Nhân Tông năm Minh Đạo thứ 2. Lúc này, Thái hậu mới sắc phong cho bà lên làm Lý Thần phi. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Lý Thần phi qua đời. Bà chỉ sống 46 năm trên dương thế.
Đến thời điểm Lý Thần phi mất, khi Tống Nhân Tông 23 tuổi, ngài vẫn không hề biết sự thật về mẹ ruột của mình.
Thái hậu muốn an táng cho Lý Thần phi theo nghi lễ của một cung nữ bình thường. Khi đó, trong một buổi lên triều, Tể tướng Lã Di Giản bẩm tấu với Thái hậu và Hoàng thượng rằng mình nghe nói trong cung có một vị phi tử mới qua đời. Khi nghe tới chuyện này, Thái hậu tỏ ra bức tức và nói: "Lẽ nào Tể tướng còn muốn quản cả chuyện hậu cung của ta sao?".
Sau khi bãi triều, Thái hậu đã cho triệu kiến Tể tướng. Thái hậu thì nhận định rằng Tể tướng đang có ý ly gián tình cảm giữa bà và hoàng thượng. Trong khi đó, Lã Di Giản cho rằng việc tổ chức tang lễ trang trọng cho Lý Thần phi chính là lo cho con nguy của Thái hậu, còn nếu Thái hậu không lo lắng cho an nguy của Lưu gia (dòng họ của Thái hâu) thì Lã Di Giản sẽ không nói nữa.
Sau khi nghe được điều này, Thái hậu hiểu ra vấn đề. Một ngày nào đó, Tống Nhân Tông có thể biết về sự thật của người mẹ đẻ. Nếu thời điểm này Thái hậu không tổ chức tang lễ và an táng cho Lý Thần phi một cách trang trọng thì sau này có thể Hoàng đế sẽ oán trách và trút giận lên Thái hậu cũng như dòng tộc của bà.
Thái hậu liền hỏi Tể tướng nên làm thế nào. Lã Di Giản đề nghị tổ chức tang lễ cho Lý Thần phi theo hàng nhất phẩm, làm tại điện Hoàng Nghi, thi thể của bà an táng tại Hồng Phúc viện. Lã Di Giản cũng dặn Tổng quản Nội vụ Hoàng cung La Sùng Huân chuẩn bị phục sức giống như Hoàng hậu cho Lý Thần phi. Bên trong quan tài của bà cũng phải được lấp đầy bằng thủy ngân.
Thái hậu đã tính toán trước được chuyện nên nên Tổng quản Nội vụ làm theo đúng lời dặn của Tế tướng. Về phía Thái hậu, bà hạ chiếu chỉ, phá vỡ bức tường Hoàng cung để làm lễ an táng cho Lý Thần phi. Tuy nhiên, Lã Di Giản cảm thấy việc phá tường không hợp nghi lễ nên đã đề xuất đưa quan tài của Thần phi đi qua cửa Tây Hoa. Thái hậu cảm thấy làm như vậy lại quá long trọng nên không đồng ý. Lã Di Giản lúc này lấy thân phận Tể tướng phải lo chuyện triều đình, nếu Thái hậu không đồng ý với việc này thì sẽ không quay về.
Thái hậu nhất quyết không đồng ý với cách tổ chức tang lễ mà Lã Di Giản đưa ra. Sau đó, Tể tướng nói rằng Lý Thần phi là người sinh ra đương kim Hoàng thường, nếu không được an táng một cách long trọng, đúng lễ nghi thì những người liên quan sau này tất phại chịu tội. Lúc đó, Thái hậu đừng trách Lã Di Giản không nhắc nhở trước.
Khi nghe được điều này, Thái hậu mới đồng ý theo cách sắp xếp của Lã Di Giản. Tang lễ của Lý Thần phi được tổ chức long trọng, quan tài đi từ cửa Tây Hoa, miễn thượng triều trong 3 ngày.
Sau khi Thái hậu qua đời, có kẻ đã mang chuyện Lý Thần Phi kể hết cho Tống Nhân Tông và còn thêm thắt rằng nghe nói Lý Thần phi mất không rõ ràng.
Lúc nghe được tin này, Tống Nhân Tông khóc thương không thôi và trong lòng cũng có nghi ngờ Thái hậu có mưu đồ hãm hại Thần phi.
Sau đó, Hoàng thược sắc phong cho Lý Thần phi làm Lý Thái hậu và chuyển quan tài đến lăng Vĩnh Định. Trong quá trình cải táng, Tống Nhân Tông còn tự mình đến khóc thương mẹ đẻ. Khi nhìn thấy quan tài của Lý Thần phi được phủ đầy thủy ngân giúp gương mặt được duy trì như lúc còn sống đồng thời bà được sử dụng phục sức giống Thái hậu nên những nghi ngờ trong lòng cũng không còn. Về sau, Tống Nhân Tông vẫn chăm sóc, nhiệt tình nâng đỡ cho con cháu trong dòng tộc của Lưu Thái hậu.