Ngày 15-5-2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng"; "In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội và một số công ty, đơn vị có liên quan. Đồng thời, khởi tố bị can đối với 8 đối tượng.
Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phát lệnh truy nã bị can đối với ông Nguyễn Đăng Thuyết và Nguyễn Thị Hòa, nguyên Giám sát Kế toán thuế Công ty TNHH Thành An Hà Nội.
Cuối năm 2023, TAND tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa xét xử 100 bị cáo - đa phần là tổng giám đốc, giám đốc, kế toán các công ty - trong đường dây mua bán khống 1 triệu hóa đơn GTGT với doanh số gần 64.000 tỉ đồng.
Bị cáo Nguyễn Minh Tú (trú TP HCM, lao động tự do), với vai trò cầm đầu, đã thuê "đàn em" mua 646 doanh nghiệp. Sau đó, tự kê, khai khống doanh số mua vào, khai giảm doanh số hóa đơn bán ra tại tờ khai thuế điện tử trong các kỳ quyết toán thuế.
Qua mạng xã hội, Tú thiết lập mạng lưới 73 đối tượng trung gian (F1) để bán hóa đơn GTGT; sử dụng sim "rác" đăng ký ứng dụng internet banking để chuyển tiền qua lại với các F1...
Dù Nguyễn Kim Hạnh phủ nhận tội danh trốn thuế song đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa cho rằng việc xác định số tiền trốn thuế hơn 755 tỉ đồng là dựa trên hồ sơ chứng cứ trong vụ án, cũng như kết quả giám định của Cục Thuế tỉnh An Giang. Vì vậy, có đủ cơ sở khẳng định bị cáo phạm tội.
Theo cáo trạng, từ năm 2009 - 2020, Hạnh thành lập nhiều công ty và hộ kinh doanh để mua bán đường cát, sản xuất đường phèn... Hạnh mua đường từ Campuchia rồi vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ với tổng số tiền hơn 2.863 tỉ đồng song chuyển tiền vào tài khoản của người làm công đứng tên, mà không chuyển vào tài khoản ngân hàng đã đăng ký với cơ quan thuế.
Khi mua bán đường cát, Hạnh không lập hồ sơ kế toán, không xuất hóa đơn bán hàng và kê khai thuế không đúng doanh thu bán ra.
Trong đường dây buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam do Mười Tường cầm đầu, một số tiệm vàng trên địa bàn TP Châu Đốc đã được Cơ quan điều tra Công an tỉnh An Giang xác định có dấu hiệu trốn thuế. Điển hình, tiệm vàng Trương Hưng từ năm 2014 - 2020 không kê khai nộp thuế với tổng số tiền gần 9.000 tỉ đồng; tiệm vàng Trương Liêm từ năm 2014 - 2020 không kê khai nộp thuế hơn 3.600 tỉ đồng.
Ngày 30-3-2023, Tòa án Quân sự Quân khu 7 mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") - cựu thượng tá, cựu Phó Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) - và các đồng phạm về tội "Trốn thuế".
Thời gian là người đại diện góp vốn của Tổng Công ty Thái Sơn, Đinh Ngọc Hệ đã nhờ người nhà, người thân, bạn bè đứng tên thành lập Công ty Đức Bình, Công ty Cái Mép.
Từ tháng 3-2008 đến 4-2016, Công ty Cái Mép ký hợp đồng liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đơn vị quân đội trên 8 khu đất quốc phòng (bản chất thuê đất). Sau đó, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác khác để thu về khoản lợi nhuận cố định không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của hợp đồng (bản chất là cho đối tác khác thuê lại).
Ngày 1-3-2023, Viện KSND tỉnh Đồng Nai cho hay đã hoàn tất cáo trạng đại án xăng dầu giai đoạn 2, chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp truy tố 32 bị can về tội "Trốn thuế".
Đầu tháng 2-2021, Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ buôn lậu gần 198 triệu lít xăng dầu, nhận hối lộ xảy ra tại Đồng Nai và nhiều tỉnh thành khác (chuyên án 920G giai đoạn 1).
Quá trình điều tra phát hiện Nguyễn Thăng Long, Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu 55555 (huyện Trảng Bom), ngoài liên quan tội buôn lậu còn tiêu thụ nguồn xăng dầu không có hóa đơn, chứng từ do Công ty TNHH Hà Lộc (TP Vũng Tàu) cung cấp. Công ty TNHH Hà Lộc do Mai Thị Dần làm giám đốc, góp 60% vốn điều lệ và chồng là Nguyễn Đức góp 40% vốn điều lệ.