Khi tiến hành dỡ những viên gạch bị vỡ, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện bên dưới có một lớp gạch giống hệt như vậy. Cứ đào tiếp, một lớp gạch lại lộ ra. Cuối cùng, họ ghi nhận có tổng cộng 15 lớp gạch xếp chồng lên nhau ở sân điện Thái Hòa.
Từ đây, các nhà nghiên cứu bắt tay vào tìm hiểu vì sao người xưa lại lát tới 15 lớp gạch nền. Sau khi tìm kiếm các ghi chép, sử liệu cũ cùng việc phân tích các lớp gạch đào lên, họ đã tìm ra lời giải.
Theo các chuyên gia, điện Thái Hòa là nơi thường xuyên diễn ra các nghi lễ hoàng gia như lễ đăng cơ, yến tiệc, đại hôn, ban thưởng... Do là nơi trọng yếu ở Tử Cấm Thành nên điện Thái Hòa được bảo vệ nghiêm ngặt.
Không chỉ được thị vệ canh gác nghiêm ngặt, các công trình xung quanh điện Thái Hòa được xây tường cao, chặt hết cây xanh để thích khách không có nơi nào ẩn nấp nhằm ám sát hoàng đế.
Để ngăn thích khách đào đường hầm bí mật rồi đợi thời cơ xông lên tấn công, hành thích nhà vua, người xưa đã lát tới 15 lớp gạch ở sân điện Thái Hòa.
Những lớp gạch này được xây chồng lên nhau vô cùng kiên cố. Điều này xuất phát từ việc mỗi viên gạch được hoàn thành trong 720 ngày. Chất lượng của mỗi viên gạch đều tốt nhất, vô cùng kiên cố, rắn chắc. Do đó, dù kẻ trộm có tìm cách đào đường hầm thì cũng khó lòng phá vỡ được 15 lớp gạch lát nền.
Ngoài ra, 15 lớp gạch lát nền ở Tử Cấm Thành còn được các chuyên gia xác định có tác dụng "điều hòa" thời tiết khiến mùa Hè mát mẻ và mùa Đông ấm áp.
Mời độc giả xem video: Giải mã cách người xưa di chuyển trăm tấn đá xây Tử Cấm Thành.