Tống Độ Tông (1240 - 1274), tự Triệu Mạnh Khải, là hoàng đế thứ 15 của nhà Tống. Ông hoàng này là con trai của Vinh vương Triệu Dữ Nhuế và là cháu của Tống Lý Tông - hoàng đế thứ 14 của nhà Tống. Do Lý Tông có 2 con trai nhưng đều mất sớm nên đã truyền ngai vàng lại cho Triệu Mạnh Khải.

Sau khi Năm 1264, Tống Lý Tông qua đời, Mạnh Khải đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Trong 10 năm cai trị đất nước, Tống Độ Tông không tập trung lo toan chuyện triều chính mà ham mê tửu sắc, sống xa hoa lãng phí trong cung điện trong khi người dân có cuộc sống đói khổ.

Nhiều văn võ bá quan dâng tấu, khuyên can Tống Độ Tông để tâm đến chuyện chính sự nhiều hơn nhưng đều bị ông hoàng này phớt lờ. Là bậc quân vương, hậu cung của Tống Độ Tông có rất nhiều phi tần trẻ trung, xinh đẹp. Mỗi đêm, ông hoàng này thị tẩm hàng chục mỹ nhân.

Theo một số ghi chép, Tống Độ Tông có những đêm thị tẩm tới 30 mỹ nhân. Đến sáng hôm sau, các phi tần này phải tới hành lễ, tạ ơn vị hoàng đế này đã ân sủng. Do đó, hầu như tất cả phi tần trong hậu cung đều có cơ hội diện kiến long nhan của Tống Độ Tông và được sủng hạnh. Trong số những phi tần được ông hoàng này yêu chiều nhất là Giả quý phi.

Vì được nhà vua yêu thương, chiều chuộng nên Giả quý phi có địa vị cao trong cung, được ban thưởng nhiều vàng bạc châu báu. Thậm chí, người nhà cũng được "thơm lây". Em trai Giả quý phi là Giả Tự Đạo được chị gái hết lòng tiến cử nên đường quan lộ thăng tiến rất nhanh.

Về sau, Giả Tự Đạo được Tống Độ Tông phong làm Thái sư, thâu tóm quyền lực trong triều. Mọi quyết định lớn nhỏ trong triều đều do Giả Tự Đạo xử lý vì được nhà vua tin tưởng. Điều này khiến nhiều quan lại bất bình nhưng không dám làm trái lời.

Tống Độ Tông chỉ mải ăn chơi hưởng lạc nên tình hình đất nước ngày càng rối ren, dân chúng lầm than. Không những vậy, quân Mông Cổ thường xuyên vây đánh 2 thành trì ở vùng biên ải là Tương Dương, Phàn Thành.

Giả Tự Đạo biết rõ mọi việc nhưng không bẩm báo với Tống Độ Tông khiến tình hình ngày càng tồi tệ. Cuối cùng, năm 1273, tướng giữ thành Tương Dương quy hàng quân Mông Cổ. Từ đó, quân Mông Cổ tràn vào lãnh thổ nhà Tống, cướp bóc và chiếm đóng các vùng đất rộng lớn.

Là người ham mê sắc dục, Tống Độ Tông chết vì sở thích này năm 1274. Tương truyền, ông hoàng này đột tử sau một đêm "vui vẻ" với hàng chục phi tần ngay cả khi tình hình đất nước ngày càng nguy cấp trước các cuộc tấn công của quân Mông Cổ.

Vài năm sau khi Tống Độ Tông băng hà, nhà Tống dần lụi tàn trước khi bị quân Mông Cổ thôn tính, "xóa sổ" khỏi lịch sử. Nhiều sử gia nhận định lối sống ăn chơi trác táng của Tống Độ Tông là nguyên nhân chính khiến nhà Tống diệt vong. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.