Chùa Dâu còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự. Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa Dâu là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lịch sử về văn hóa hết sức lớn lao và sâu sắc, bao gồm giá trị lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Năm 2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Quá trình hình thành và tồn tại của chùa Dâu gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của nước ta. Cùng với một số chùa lân cận, chùa Dâu tạo nên một trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam và khu vực. Đây là trung tâm Phật giáo được hình thành sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán là Bành Thành và Lạc Dương. Nhiều đại sư danh tiếng thời xưa đã từng tu hành, trụ trì ở chùa Dâu như: Mâu Bác ở thế kỷ II, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương ở thế kỷ III và Thiển sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở thế kỷ VI.

Chùa Dâu - Ngôi chùa cổ bậc nhất lịch sử Phật giáo Việt Nam

Khu vực Sân chùa (Ảnh: sưu tầm)

Chùa Dâu còn là chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, chùa Dâu thờ Thần Mây (Pháp Vân), chùa Thành Đạo thờ Thần Mưa (Pháp Vũ), chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm (Pháp Lôi), và chùa Phương Quan thờ các lực lượng thiên nhiên của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và cũng là sự biểu hiện của cả tục thờ Mẫu, một tôn giáo bản địa thuần Việt. Chùa còn thờ “Đức Thạnh Quang” - biểu tượng của thần SiVa trong Ấn Độ giáo.

Như vậy, chùa Dâu đã dung hội, cải tiến một cách điển hình các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa với các tôn giáo lớn trong khu vực nhưng vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Hội Dâu tổ chức vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch hàng năm, đây là lễ hội lớn của cả tổng Dâu xưa với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn được duy trì.

Trải qua trường kỳ lịch sử, chùa Dâu đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo. Đại tu toàn bộ các hạng mục công trình, tu sửa tháp Hòa Phong, sơn thếp hệ thống tượng, khôi phục Tam quan, giải phóng mặt bằng phía trước chùa để kè hồ, xây dựng tường bao bảo vệ di tích.

Chùa Dâu gồm các hạng mục công trình: Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, nhà Tả vu - Hữu vu, Tam Bảo, Hậu đường, hành lang và các công trình phụ trợ.

Không gian bên trong chùa vô cùng cổ kính (Ảnh: sưu tầm)

Khu vực tiền đường (Ảnh: sưu tầm)

Khu vực nhà thượng điện (Ảnh: sưu tầm)

Lễ hội chùa Dâu (Ảnh: sưu tầm)

Chùa Dâu được xây dựng trong thời gian dài bắt đầu từ những năm 187 cho đến năm 226 mới hoàn thành. Nếu tính thời gian thì ngôi chùa này đã có ngót nghét gần 1800 năm tuổi. Chính vì thế, ngôi chùa này đang giữ kỷ lục là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và nơi đây cũng được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Vào năm 2013 chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Ngôi chùa này là nơi giao thoa của nhiều nền phật giáo khác nhau từ Trung Quốc, Ấn Độ và cả văn hóa Việt Nam. Chùa thờ nữ thần may pháp bao gồm bốn vị thần là thần mây, thần sấm, thần chết, thần mưa. Đây đều là những vị thần trong nông nghiệp được người dân tôn thờ cầu mong cho “mưa thuận gió hòa”.

Chùa Dâu nhìn từ trên cao (Ảnh: sưu tầm)

Có thể nói ngôi chùa cổ này đã trải qua rất nhiều những thăng trầm của lịch sử qua hàng nghìn năm. Với sự tàn phá của chiến tranh và bào mòn của thời gian chùa Dâu đã có những lúc bị hư hỏng và phải xây dựng tu sửa lại rất nhiều lần. Thế nhưng những giá trị tâm linh, văn hóa của ngôi chùa này vẫn còn được giữ gìn rất nguyên vẹn.

Khi đến Chùa Dâu, du khách sẽ được tham quan một ngôi chùa nằm trên một khu đất rộng, cao, với cây cối xung quanh mọc phồn thịnh, tạo nên khung cảnh độc đáo và thư giãn. Kiến trúc của Chùa Dâu mang đậm dấu ấn của những ngôi chùa cổ, là sự kết hợp của nét điêu khắc và kiến trúc thời Lê - Nguyễn.