Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Hồ Quý Ly còn có tên Lê Quý Ly, tự là Lý Nguyên, sinh năm Ất Hợi (1335), ông quê ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Hồ Quý Ly có 2 người cô làm phi tần của vua Trần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, còn một bà sinh ra Trần Duệ Tông, ông được vua Trần rất tin dùng.

Hồ Quý Ly còn có tên Lê Quý Ly, tự là Lý Nguyên, sinh năm Ất Hợi (1335)

Sau khi vua Trần Nghệ Tông qua đời vào năm 1394, Hồ Quý Ly ngày càng chuyên quyền hơn. Cho đến tháng 3/1400, ông phế bỏ cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế, sau đó tự xưng làm vua.

Tháng 3/1400, ông phế bỏ cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế, sau đó tự xưng làm vua

Sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), sau đó ông đổi tên nước thành Đại Ngu và tập trung vào việc xây dựng quân đội, rèn luyện đội quân tinh nhuệ. Vua Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt sang Đại Ngu, với ý nghĩa rằng tiến tới xây dựng một quốc gia phồn thịnh. Đại Ngu dịch theo tiếng Hán còn có nghĩa “Sự yên vui, hoà bình”.

Đại Ngu dịch theo tiếng Hán còn có nghĩa “Sự yên vui, hoà bình”.

Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” ghi lại, vua Hồ Quý Ly từng cho thống nhất lại chuẩn đo lường để buôn bán; ra quy định mới trong khoa cử, quy định người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi Toán pháp mới được thi Hội; lưu thông tiền giấy.

Nhà Hồ sụp đổ khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại bởi lòng dân không theo

Tuy nhiên, nhà Hồ sụp đổ khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại bởi lòng dân không theo, như Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.

“Việt Nam sử lược” có ghi lại, nhà Hồ trị vì từ năm 1400-1407, trải qua 2 đời vua gồm Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương. Sau khi cuộc kháng chiến thất bại, hai cha con Hồ Quý Ly bị bắt, đặt dấu chấm hết cho sự cầm quyền ngắn ngủi của triều đại nhà Hồ.